Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
281408

Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng

Ngày 16/11/2016 09:55:32

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói rất dễ hiểu về tuyên truyền: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại”. Trong công tác tuyên truyền phải mang tính đại chúng, tính nghệ thuật, diễn đạt ngắn gọn nhưng sâu sắc, giản dị, dễ hiểu, sử dụng linh hoạt sáng tạo các thành ngữ, dân ca… trong hoạt động thực tiễn. Trong hoạt động tuyên truyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện phương châm kết hợp giữa lời nói và hành động, lý luận gắn liền với thực tiễn. Người chủ trương nói ít, làm nhiều; chỉ nói khi thật cần thiết, nói đúng để làm đúng.

Nhận thức tuyên truyền bảo vệ rừng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng, trong các năm qua, Hạt Kiểm lâm huyện đã thường xuyên đẩy mạnh việc thực hiện công tác này. Đối tượng của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về rừng được nhắm đến là lực lượng Kiểm lâm; các cán bộ, công chức, viên chức cấp xã; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện.

Các nội dung được thực hiện trong công tác tuyên truyền là phổ biến, giải thích những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; những nhiệm vụ của lực lượng Kiểm lâm, của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân... trong việc bảo vệ rừng để họ hiểu rõ, động viên họ tự giác làm theo, nhằm đạt được mục tiêu của công tác đề ra. Ngoài ra, Hạt Kiểm lâm huyện còn thường xuyên vận động, giáo dục, bồi dưỡng về đạo đức, lối sống, nếp sống mới văn minh, tiến bộ; bồi dưỡng kiến thức Khoa học - Kỹ thuật và các kiến thức cần thiết khác nhằm xây dựng thành công đội ngũ Kiểm lâm “Bản lĩnh, văn minh, thân thiện”; tham gia xây dựng làng (thôn, bản) văn hóa, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong thời đại mới.

Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2016, Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân phối hợp với MTTQ, các tổ chức đoàn thể trong huyện tổ chức 62 cuộc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến công tác quản lý BV&PCCCR, với 2.997 người tham gia.Đồng thời, Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân còn mở 11 đợt tuyên truyền, cổ động tại các trường học trên địa bàn 11 xã, thị trấn, với 3.916 đoàn viên, thanh thiếu niên, học sinh tham gia. Hạt cũng đã vận động 79 hộ gia đình trên địa bàn 8 xã gồm: Thanh Hòa, Xuân Hòa, Xuân Bình, Thanh Xuân, Thượng Ninh, Bình Lương, Tân Bình, Yên Lễ trồng được 200 ha rừng gỗ lớn từ nguồn vốn ủy thác trồng rừng thay thế năm 2016.

Ngoài ra, thông qua đường dây nóng, Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân đã phối hợp với Công an huyện Như Xuân tiếp nhận và xử lý hành chính 9 vụ vận chuyển lâm sản trái phép. Tang vật thu giữ được 7,474m3 gỗ các loại, 10 ster củi rừng tự nhiên, 350 kg giang, 950 kg nứa và 500kg than hoa; thu nộp ngân sách 166,207 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện chưa xảy ra cháy rừng, tình hình an ninh rừng trên địa bàn huyện Như Xuân được bảo đảm.

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về rừng trong thời gian qua cũng đã bộc lộ nhiều yếu kém cần phải khắc phục, đó là: Hình thức, nội dung tuyên truyền cho người dân còn đơn điệu, mang tính hình thức, chưa thuyết phục, vận động được người dân hiểu và tự giác tham gia bảo vệ rừng; chưa gắn công tác tuyên truyền với công tác khuyến nông, khuyến lâm và với các chương trình kinh tế, xã hội ở địa phương nhằm khuyến khích, vận động họ không phá rừng, lấy cắp lâm sản nhưng vẫn giữ được mức sống ổn định; cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn (và cán bộ xã) chưa thực sự gần dân để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, chưa kịp thời nắm bắt được các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người dân (nhất là đồng bào dân tộc ít người) để phản ảnh các cấp có những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm tạo cuộc sống ổn định cho người dân, ở các khu vực có rừng…

Để công tác tuyên truyềntrong thời gian tớiđạt chất lượng và hiệu quả cao cần có những giải pháp đồng bộ như sau:

- Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền(nhất là chính quyền cấp xã)trong việc thực hiện công tác tuyên truyềngắn liền vớichiếnlược phát triểnKinh tế -Xã hộiở địa phương;

- Phải thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền. Nội dung phải sát với thực tiễn cuộc sống và quan trọng là kịp thời đối với chủ trương, đường lối của Đảng. Hình thức phải đa dạng, phong phú và sử dụng nhiều loại hình tuyên truyền để tránh gây nhàm chán cho công chúng. Đặc biệt, cần có những cách thức tuyên truyền phù hợp với trình độ của đồng bàocácdân tộc;

- Tổ chức các lớp đào tạo về công tác tuyên truyền; công tác khuyến nông, khuyến lâm; công tác xây dựng nông thôn mới … cho lực lượng Kiểm lâm địa bàn và cán bộ các xã có rừng. Đồng thời,có chính sách khuyến khích thoả đáng về tinh thần và vật chất đối với đội ngũtrên.

- Tăng cường kinh phí cho công tác tuyên truyền bảo vệ rừng(và các mục tiêu khác) ở cấp xã, như: Trang bị và đầu tư các phương tiện tuyên truyền cần thiết cho việc triển khai các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan ở cơ sở;tổ chức nhiều đợt tuyên truyền/năm, trong đótập trung ưu tiên tuyên truyềntại cácvùng 6 xã 6 thanh và đặc biệt là các khu vực có người dân sống trong rừng rừng, gần rừng.

Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng

Đăng lúc: 16/11/2016 09:55:32 (GMT+7)

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói rất dễ hiểu về tuyên truyền: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại”. Trong công tác tuyên truyền phải mang tính đại chúng, tính nghệ thuật, diễn đạt ngắn gọn nhưng sâu sắc, giản dị, dễ hiểu, sử dụng linh hoạt sáng tạo các thành ngữ, dân ca… trong hoạt động thực tiễn. Trong hoạt động tuyên truyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện phương châm kết hợp giữa lời nói và hành động, lý luận gắn liền với thực tiễn. Người chủ trương nói ít, làm nhiều; chỉ nói khi thật cần thiết, nói đúng để làm đúng.

Nhận thức tuyên truyền bảo vệ rừng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng, trong các năm qua, Hạt Kiểm lâm huyện đã thường xuyên đẩy mạnh việc thực hiện công tác này. Đối tượng của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về rừng được nhắm đến là lực lượng Kiểm lâm; các cán bộ, công chức, viên chức cấp xã; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện.

Các nội dung được thực hiện trong công tác tuyên truyền là phổ biến, giải thích những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; những nhiệm vụ của lực lượng Kiểm lâm, của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân... trong việc bảo vệ rừng để họ hiểu rõ, động viên họ tự giác làm theo, nhằm đạt được mục tiêu của công tác đề ra. Ngoài ra, Hạt Kiểm lâm huyện còn thường xuyên vận động, giáo dục, bồi dưỡng về đạo đức, lối sống, nếp sống mới văn minh, tiến bộ; bồi dưỡng kiến thức Khoa học - Kỹ thuật và các kiến thức cần thiết khác nhằm xây dựng thành công đội ngũ Kiểm lâm “Bản lĩnh, văn minh, thân thiện”; tham gia xây dựng làng (thôn, bản) văn hóa, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong thời đại mới.

Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2016, Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân phối hợp với MTTQ, các tổ chức đoàn thể trong huyện tổ chức 62 cuộc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến công tác quản lý BV&PCCCR, với 2.997 người tham gia.Đồng thời, Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân còn mở 11 đợt tuyên truyền, cổ động tại các trường học trên địa bàn 11 xã, thị trấn, với 3.916 đoàn viên, thanh thiếu niên, học sinh tham gia. Hạt cũng đã vận động 79 hộ gia đình trên địa bàn 8 xã gồm: Thanh Hòa, Xuân Hòa, Xuân Bình, Thanh Xuân, Thượng Ninh, Bình Lương, Tân Bình, Yên Lễ trồng được 200 ha rừng gỗ lớn từ nguồn vốn ủy thác trồng rừng thay thế năm 2016.

Ngoài ra, thông qua đường dây nóng, Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân đã phối hợp với Công an huyện Như Xuân tiếp nhận và xử lý hành chính 9 vụ vận chuyển lâm sản trái phép. Tang vật thu giữ được 7,474m3 gỗ các loại, 10 ster củi rừng tự nhiên, 350 kg giang, 950 kg nứa và 500kg than hoa; thu nộp ngân sách 166,207 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện chưa xảy ra cháy rừng, tình hình an ninh rừng trên địa bàn huyện Như Xuân được bảo đảm.

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về rừng trong thời gian qua cũng đã bộc lộ nhiều yếu kém cần phải khắc phục, đó là: Hình thức, nội dung tuyên truyền cho người dân còn đơn điệu, mang tính hình thức, chưa thuyết phục, vận động được người dân hiểu và tự giác tham gia bảo vệ rừng; chưa gắn công tác tuyên truyền với công tác khuyến nông, khuyến lâm và với các chương trình kinh tế, xã hội ở địa phương nhằm khuyến khích, vận động họ không phá rừng, lấy cắp lâm sản nhưng vẫn giữ được mức sống ổn định; cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn (và cán bộ xã) chưa thực sự gần dân để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, chưa kịp thời nắm bắt được các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người dân (nhất là đồng bào dân tộc ít người) để phản ảnh các cấp có những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm tạo cuộc sống ổn định cho người dân, ở các khu vực có rừng…

Để công tác tuyên truyềntrong thời gian tớiđạt chất lượng và hiệu quả cao cần có những giải pháp đồng bộ như sau:

- Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền(nhất là chính quyền cấp xã)trong việc thực hiện công tác tuyên truyềngắn liền vớichiếnlược phát triểnKinh tế -Xã hộiở địa phương;

- Phải thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền. Nội dung phải sát với thực tiễn cuộc sống và quan trọng là kịp thời đối với chủ trương, đường lối của Đảng. Hình thức phải đa dạng, phong phú và sử dụng nhiều loại hình tuyên truyền để tránh gây nhàm chán cho công chúng. Đặc biệt, cần có những cách thức tuyên truyền phù hợp với trình độ của đồng bàocácdân tộc;

- Tổ chức các lớp đào tạo về công tác tuyên truyền; công tác khuyến nông, khuyến lâm; công tác xây dựng nông thôn mới … cho lực lượng Kiểm lâm địa bàn và cán bộ các xã có rừng. Đồng thời,có chính sách khuyến khích thoả đáng về tinh thần và vật chất đối với đội ngũtrên.

- Tăng cường kinh phí cho công tác tuyên truyền bảo vệ rừng(và các mục tiêu khác) ở cấp xã, như: Trang bị và đầu tư các phương tiện tuyên truyền cần thiết cho việc triển khai các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan ở cơ sở;tổ chức nhiều đợt tuyên truyền/năm, trong đótập trung ưu tiên tuyên truyềntại cácvùng 6 xã 6 thanh và đặc biệt là các khu vực có người dân sống trong rừng rừng, gần rừng.

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tình hình kinh tế - xã hội