

Ý kiến thăm dò
Thủ tục hành chính
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ TỈNH THANH HÓA (Ban hành kèm theo Quyết định số: 532/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá)
|
Tên thủ tục hành chính: Kiểm tra, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) trong kinh doanh thuỷ sản Số seri trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC: T-THA-228610-TT |
Lĩnh vực: Thủy sản |
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH |
1. Trình tự thực hiện: Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Cơ sở kinh doanh thủy sản có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành của Việt Nam có sản phẩm chỉ tiêu thụ nội địa (trừ tàu cá) lập và gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra cho cơ quan kiểm tra. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ: 1. Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp xã. 2. Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). 3. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ: a) Đối với cá nhân, tổ chức: b) Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ (trực tiếp): cấp Giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp. Bước 3. Xử lý hồ sơ của cá nhân, tổ chức: - Trong thời gian 05 ngày làm việc, nếu hồ sơ đăng ký phù hợp, UBND cấp xã sẽ thông báo cho Cơ sở thời gian dự kiến tiến hành kiểm tra. Thời gian này không muộn quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ. - Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp xã hướng dẫn Cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định. - Đoàn kiểm tra của UBND cấp xã sẽ tiến hành kiểm tra tại Cơ sở. - Trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, UBND cấp xã sẽ thẩm tra biên bản, xử lý kết quả, cụ thể như sau: + Đối với cơ sở đạt yêu cầu (loại A hoặc B): ban hành Quyết định công nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, cấp Giấy chứng nhận ATPP. + Đối với cơ sở không đạt yêu cầu (loại C): thông báo kết quả kiểm tra và và yêu cầu Cơ sở có báo cáo kết quả khắc phục cụ thể. Tùy theo mức độ sai lỗi của cơ sở, UBND cấp xã sẽ quyết định thời hạn khắc phục và tổ chức kiểm tra lại. Nếu tại thời điểm kiểm tra lại, Cơ sở vẫn không đủ điều kiện ATTP (xếp loại C), UBND cấp xã sẽ thu hồi Giấy chứng nhận ATTP (nếu cơ sở đã được cấp) và thông báo cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử phạt hành chính, đồng thời thông báo tới cơ quan chức năng xem xét thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã cấp cho Cơ sở. Bước 4. Trả kết quả: 1. Địa điểm: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc UBND cấp xã 2. Thời gian: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). |
2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp. |
3. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ bao gồm: 1. Giấy đăng ký kiểm tra (có mẫu): 01 bản chính. 2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Cơ sở (không áp dụng đối với tàu cá): 01 bản sao có chứng thực. 3. Báo cáo hiện trạng về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở (không áp dụng đối với tàu cá, có mẫu): 01 bản chính. 4. Bảng tổng hợp kế hoạch HACCP cho nhóm sản phẩm tương tự đăng ký kiểm tra (áp dụng đối với các Cơ sở thuộc diện bắt buộc phải xây dựng và thực hiện Chương trình đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm theo nguyên tắc HACCP theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02 - 02: 2009/BNNPTNT): 01 bản chính. Lưu ý: Đối với các Cơ sở đăng ký kiểm tra sau khi khắc phục sai lỗi của lần kiểm tra trước, Cơ sở chỉ lập hồ sơ bao gồm 01 Báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi (có mẫu) gửi UBND cấp xã b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. |
4. Thời hạn giải quyết: Không muộn quá 27 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. |
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã. b) Cơ quan, người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không. |
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân. |
7. Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Giấy đăng ký kiểm tra chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong kinh doanh thủy sản (Phụ lục 1); - Báo cáo hiện trạng về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh thủy sản (không áp dụng đối với tàu cá, Phụ lục 2); - Báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi (Phụ lục 3). |
8. Phí, lệ phí: - Lệ phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản: 40.000 (đồng/lần cấp). |
9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận. |
10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm: a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác; b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm; c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại; d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; e) Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. |
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật Thuỷ sản số 17/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa 11, có hiệu lực từ ngày 01/07/2004; - Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 của Quốc hội khóa 12, có hiệu lực từ ngày 01/7/2011; - Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn thực phẩm, có hiệu lực từ ngày 11/6/2012; - Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28/6/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thuỷ sản, có hiệu lực từ ngày 15/8/2012; - Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm thủy sản, có hiệu lực từ ngày 18/9/2011. |
MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Có
Phụ lục 1
(Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 8 năm 2011
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
............., ngày...tháng...năm 20 .
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG KINH DOANH THỦY SẢN (1)
Kính gửi:
(Cơ quan kiểm tra)(2)
Căn cứ các quy định trong Thông tư kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 3/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị chúng tôi:
Tên Cơ sở(3):
Tên giao dịch thương mại tiếng Anh, tên viết tắt (nếu có):
Mã số của Cơ sở (nếu có):
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: Email:
Tên cơ sở (phân xưởng)(4) đề nghị kiểm tra:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: Email:
Sau khi nghiên cứu kỹ các Quy định trong Quy chuẩn và đối chiếu với điều kiện thực tế của Cơ sở, đề nghị cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và làm thủ tục để cơ sở chúng tôi được:
- Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm:
- Xuất khẩu sản phẩm vào thị trường:
Chúng tôi xin gửi kèm sau đây hồ sơ đăng ký kiểm tra gồm:
1.
2.
GIÁM ĐỐC (CHỦ) CƠ SỞ (Ký tên, đóng dấu)
|
(1): Sử dụng cho Cơ sở đăng ký kiểm tra để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP
(2): UBND xã/phường/thị trấn.
(3): Tên Cơ sở được ghi trong giấy phép kinh doanh.
(4): Ghi rõ tên Phân xưởng thuộc Cơ sở đăng ký kiểm tra
Phụ lục 2
(Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ KINH DOANH THỦY SẢN
I. Thông tin chung
1. Tên cơ sở (phân xưởng) đề nghị kiểm tra:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại: Fax: Email:
4. Mã số của Cơ sở (nếu có):
5. Thời điểm xây dựng:
6. Năm bắt đầu hoạt động:
7. Mô tả chung về sản phẩm :
7.1. Nhóm sản phẩm sản xuất:
7.2. Sản phẩm tiêu thụ nội địa:
II. Tóm tắt đánh giá hiện trạng điều kiện kinh doanh.
1. Nhà xưởng
1.1. Tổng diện tích các khu vực kinh doanh : m2 , trong đó:
1.1.1. Khu vực tiếp nhận nguyên liệu: m2.
1.1.2. Khu vực sơ chế: m2.
1.1.3. Khu vực chế biến (phân cỡ, xếp khuôn....): m2.
1.1.4. Khu vực cấp đông: m2.
1.1.5. Khu vực kho lạnh: m2.
1.1.6. Khu vực sản xuất khác (....): m2.
1.2. Mô tả hiện trạng điều kiện cơ sở vật chất nhà xưởng và kết cấu:
2. Thiết bị
2.1. Các loại thiết bị chính:
Tên thiết bị | Số lượng | Nước sản xuất | Tổng công suất | Năm bắt đầu sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2. Nhận xét chung về hiện trạng hoạt động của các thiết bị:
3. Hệ thống phụ trợ:
3.1. Nguồn nước sử dụng cho khu vực sản xuất:
3.1.1. Nguồn nước đang sử dụng:
Nước công cộng q Nước giếng khoan q, số lượng: , độ sâu m.
3.1.2. Phương pháp bảo đảm chất lượng nước cung cấp cho khu vực sản xuất (kể cả khu sản xuất nước đá)
- Hệ thống lắng lọc: Có q Không q Phương pháp khác q :
- Hệ thống bể chứa: Tổng dung tích dự trữ: m3.
- Hệ thống bể cao áp: Dung tích bể cao áp : m3.
- Hệ thống xử lý nước: Chlorine định lượng q.Đèn cực tím q.Khác q ...
3.2. Nguồn nước đá:
3.2.1. Tự sản xuất : Đá cây q tổng công suất : tấn/ngày.
Đá vảy q tổng công suất tấn/ngày.
3.2.2. Mua ngoài : Đá cây q khối lượng : tấn/ngày.
Đá vảy q khối lượng tấn/ngày.
3.3. Hệ thống xử lý chất thải
3.3.1. Nước thải: Mô tả tóm tắt hệ thống thoát, xử lý nước thải, cơ quan quản lý môi trường kiểm tra đánh giá
3.3.2. Chất thải rắn: Cách thức bảo quản, vận chuyển, xử lý...
3.4. Nhà vệ sinh (dùng cho khu vực sản xuất)
3.4.1. Số lượng:
3.4.2. Cấu trúc:
3.5. Công nhân:
3.5.1. Tổng số công nhân sản xuất: người, trong đó:
- Công nhân dài hạn: người.
- Công nhân mùa vụ: người.
3.5.2. Số lượng công nhân ở thời điểm cao nhất/ca sản xuất: người, trong đó:
- Khu vực tiếp nhận nguyên liệu: người
- Khu vực sơ chế: người
- Khu vực chế biến: người
- Khu vực cấp đông, bao gói: người
- Khu vực khác (....): người
3.5.3. Kiểm soát sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
- Thời điểm kiểm tra sức khỏe gần nhất: tháng năm .
- Số lượng người được kiểm tra: người.
- Kết quả kiểm tra:
+ Đủ sức khỏe để trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:: ...người.
+ Không đủ sức khỏe để trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm: ..người
- Tên cơ quan thực hiện kiểm tra sức khỏe:
3.5.4. Đào tạo, tập huấn kiến thức về ATTP cho cơ sở:
- Thời điểm đào tạo, tập huấn:
- Số người được đào tạo, tập huấn: người
- Tên đơn vị đào tạo, tập huấn:
3.6. Hệ thống ngăn chặn và tiêu diệt côn trùng, động vật gây hại
3.6.1. Biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt côn trùng:
3.6.2. Biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt động vật gây hại
3.7. Vệ sinh công nghiệp
3.7.1. Tần suất làm vệ sinh:
3.7.2. Nhân công làm vệ sinh công nghiệp: người;
3.7.3. Trong đó: của Cơ sở q Đi thuê ngoài q
3.8. Danh mục hóa chất, phụ gia, chất tẩy rửa - khử trùng sử dụng tại Cơ sở:
Tên hóa chất | Thành phần chính | Nước sản xuất | Mục đích sử dụng | Nồng độ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Hệ thống quản lý chất lượng:
4.1. Chương trình quản lý chất lượng đang áp dụng tại Cơ sở:
HACCP: q GMP: q SSOP: q Khác: q
4.2. Tổng số cán bộ quản lý chất lượng (QC): . .người, trong đó:
4.2.1. Số QC có trình độ Đại học: .người, Trung cấp: ...người
4.2.2. Số cán bộ QC đã qua đào tạo về HACCP hoặc các chương trình quản lý chất lượng khác: người
4.3. Phòng kiểm nghiệm:
q Của Cơ sở: Các chỉ tiêu có thể phân tích: .
..
q Thuê ngoài
CHỦ CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
Phụ lục 3
(Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: /
|
|
Kính gửi: ..
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẮC PHỤC SAI LỖI
I. Thông tin chung:
1. Tên Cơ sở:
2. Mã số của Cơ sở (nếu có):
3. Địa chỉ Cơ sở:
4. Số điện thoại: Fax: Email:
II. Tóm tắt kết quả khắc phục sai lỗi
TT | Sai lỗi theo kết luận kiểm tra . ngày . của .. | Biện pháp khắc phục | Kết quả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đề nghị cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và làm thủ tục để cơ sở chúng tôi được:
- Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm:
- Xuất khẩu sản phẩm vào thị trường:
, ngày .. tháng ..năm 201 CHỦ CƠ SỞ (Ký tên và đóng dấu)
Phụ lục 5
Mẫu Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
(Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BNN ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Logo và tên viết tắt (nếu có) Số/No.: | TÊN CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN (Tiếng Việt và tiếng Anh)
..ngày/date....tháng/month năm/year
| ||
CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG KINH DOANH THỦY SẢN CERTIFICATE OF COMPLIANCE WITH FOOD SAFETY REGULATION ON FISHERY BUSINESS
Cơ sở/Establishment: Mã số/ Approval number: Địa chỉ/Address: Loại hình cơ sở/Type of establistment:
|
(*): Ghi trong trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại theo quy định tại Điều 20 Thông tư 55/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011.
File đính kèm: | T-THA-228610-TT.doc(102400kb) |
- Trợ cấp hàng tháng đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hoá, học nghề có hoàn cảnh là trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.(2016-05-25 09:57:00)
- Trợ cấp hàng tháng đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hoá, học nghề có hoàn cảnh là trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng.(2016-05-25 09:55:37)
- Trợ cấp hàng tháng đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hoá, học nghề có hoàn cảnh là trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.(2016-05-25 09:54:37)
- Trợ cấp hàng tháng đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hoá, học nghề có hoàn cảnh mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng.(2016-05-25 09:54:01)
- Trợ cấp hàng tháng đối với người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo.(2016-05-25 09:53:15)
- Trợ cấp hàng tháng đối với trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng.(2016-05-25 09:52:45)
- Trợ cấp hàng tháng đối với trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng.(2016-05-25 09:51:12)
Xem nhiều
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tình hình kinh tế - xã hội
Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới
-
Xã Bãi Trành sau một năm đạt chuẩn Nông thôn mới
23/12/2016 -
Xuân Quỳ nỗ lực quyết tâm hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới
10/08/2016 -
Huyện Như Xuân 6 tháng đầu năm 2016 đã huy động 33 tỷ 820 triệu đồng xây dựng nông thôn mới
02/08/2016 -
Gương điển hình của một cựu chiến binh vượt khó làm kinh tế giỏi
02/08/2016 -
Bác Lê Khắc Định phát triển kinh tế nhờ mô hình VAC kết hợp.
02/08/2016